Thích ăn những món tráng miệng ngon

Thích ăn những món tráng miệng ngon và cũng muốn học cách làm những món tráng miệng này để phục vụ gia đình. Những món bánh tráng miệng mang lại cho tôi những điều thích thú

Trả lời câu hỏi: Nước tro tàu có độc không?

Nhiều loại bánh truyền thống của Việt Nam như bánh ú tro (làm từ gạo nếp), hay bánh đúc (làm từ gạo) cũng được làm với nước tro tàu này để tạo hương vị và màu sắc riêng.

Nước tro tàu dùng trong thực phẩm có hại không?
Câu trả lời là Không. Nước tro tàu được dùng rất ít, làm thay đổi pH của bột để cải thiện đặc tính của sản phẩm.
Các loại hoá chất dùng làm nước tro tàu nêu trên đều được châu Âu và Hoa Kỳ cho phép dùng trong thực phẩm.
Vụ bên Pháp cấm dùng nước tro tàu, hoặc là tin đồn, hoặc là một nhãn hiệu nước tro tàu nào đó vi phạm quy định
an toàn, chứ không phải cấm bán nước tro tàu.

f:id:tranngochai:20180225181630j:plain

Nước tro tàu có độc hại không

Dùng nước tro tàu để chế biến thực phẩm thì an toàn, nhưng thao tác khi sử dụng nước tro tàu trong nhà bếp là điều cần cảnh giác.
Chất kiềm của nước tro tàu gây bỏng mạnh không kém gì acid, tàn phá không chỉ trước mắt, mà còn kéo dài dai dẳng.
Cuối năm ngoái, báo chí đưa tin, một em bé bốn tuổi uống nhầm chai nước tro tàu. Không phồng rộp nghiêm trọng, bệnh viện đánh giá bỏng loại 2, được đặt stent, nong thực quản bốn lần trong bốn tháng, nhưng thực quản vẫn bị teo hẹp.
Nước tro tàu hoá chất bán ngoài thị trường có nồng độ khá cao, khoảng trên dưới 50%, độ kiềm mạnh, do đó phải cẩn thận khi thao tác rót mở trong nhà bếp, tránh xa tầm tay trẻ em.
Nếu giọt kiềm bắn vào mắt, rửa nhiều lần bằng nước. Bắn vào người, tay chân cũng cần xả nước nhiều lần, sau đó dùng nước chanh hoặc giấm để rửa qua.
Nếu lỡ uống, thì phải đi bệnh viện ngay, dù triệu chứng tổn thương không thấy rõ.
Có chất nào thay thế nước tro tàu không?
Có. Baking soda (bột nở làm bánh) có pH khoảng 8.
Đưa baking soda vào lò nướng bánh, sấy ở 180 độ C, khoảng 90 phút. Baking soda sẽ chuyển thành sodium carbonate.
Hoà tan 30% với nước, sẽ được dung dịch có độ kiềm tương với nước tro tàu. Tham khảo thêm bài viết đầy đủ tại đây: Nước tro tàu có độc hại không?

Với những ai đã từng làm bánh trung thu hoặc bánh ú đều rất quen thuộc với nước tro tàu. Nhưng đối với ai chưa từng dùng đến hoặc chưa thử qua chắc hẳn cảm thấy xa lạ và không biết loại nước này đóng vai trò gì trong quá trình làm bánh, cũng như chỗ mua nước tro tàu ở đâu.

Một số lưu ý khi sử dụng nước tro tàu

Bạn có biết nước tro tàu là gì?

Nước tro tàu có thể hiểu theo nghĩa đen của nó chính là được chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên như củi, gỗ bằng cách đốt chúng thành tro. Sau đó, dùng tro này khuấy đều với nước, đợi tro lắng xuống và gạn lấy phần nước trong. Đây là nước tro tàu nguyên chất, truyền thống, thường được người xưa dùng cho đến tận bây giờ. Tham khảo thêm bài viết đầy đủ : Nước tro tàu là gì?

f:id:tranngochai:20180209120343p:plain

Nước tro tàu là gì?

Nước tro tàu có tác dụng gì trong nấu nướng, làm bánh và những việc khác?

- Từ xưa, người ta đã dùng nước tro tàu trong công cuộc nấu nướng và làm bánh của mình. Như trong làm bánh trung thu, nước tro tàu có tác dụng giúp cho vỏ bánh mềm và lên màu đậm được đẹp hơn, nó còn dùng để thắng nước đường. Hay khi làm mì sợi, người ta dùng nước tro tàu để bột mì mềm, dễ nhào nặn, kéo sợi và tạo hình, đồng thời giúp bột ngả sang màu vàng. Không những vậy, nước tro tàu còn có tác dụng làm trắng rau củ, giữ cho chúng có độ ngon giòn và bảo quản được lâu.

- Còn trong công nghiệp, nước tro tàu được dùng làm chất tẩy rửa, làm sạch và thậm chí là chất thông cống.

Sử dụng nước tro tàu có gây hại gì không?

Thực ra, trong quá trình làm bánh hay chế biến món ăn, bạn chỉ sử dụng một liều lượng nhỏ để cân bằng độ pH, do đó chúng sẽ không gây hại gì đến sức khỏe chúng ta cả. Bạn chỉ cần làm theo đúng lượng chất được qui định trong công thức và một khoảng thời gian không dùng liên tục những loại bánh hay món ăn có chứa nước tro tàu trong đó sẽ không có ảnh hưởng gì.

Một số lưu ý khi sử dụng nước tro tàu

- Cả nước tro tàu nguyên chất và nước tro tàu công nghiệp, khi sử dụng bạn cần chú ý cẩn thận trong lúc lấy dung dịch ra. Nhưng nước tro tàu hóa chất có chứa nồng độ khá cao khoảng trên dưới 50%, độ kiềm khá cao rất dễ gây bỏng nặng giống như axit đậm đặc nên bạn cần cẩn trọng trong thao tác làm.

- Nếu chẳng may bị giọt kiềm bắn vào mắt phải rửa nhiều lần với nước ngay. Còn bị bắn vào người, tay chân cũng cần xả với nước nhiều lần, sau đó dùng chanh hoặc giấm để rửa qua, làm cân bằng độ kiềm.

- Nên để nước tro tàu xa tầm tay trẻ em.

- Vì nước tro tàu có tính kiềm nên không cho trực tiếp vào các vật dụng bằng bằng nhôm, thiếc,... xem tiếp....

Nước tro tàu được dùng trong những món bánh dành cho tráng miệng ngo. Bạn có thể tham khảo thêm cách làm bánh tro từ nước tro tàu rất ngon và thích hợp cho những bạn đang muốn ăn kiêng đấy nhé.

Đầu tiên, bạn cần biết đến bánh tro là gì?

Như Wiki đã nói đến: 

Bánh tro, bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. Phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam tới mức có bài báo cho rằng bánh độc đáo và "thuần Việt", nhưng cũng thường thấy những sản phẩm ít nhiều tương đồng tại các vùng miền châu Á khác như Đài Loan, Trung Quốc. Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch bên cạnh các loại trái cây khác và thịt, xôi, chè. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước.

f:id:tranngochai:20180225181855j:plain

Bánh tro là gì?

Tên gọi bánh tro (hay gio), bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại. Tham khảo thêm bài viết đầy đủ tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh_tro

 

Sau đây là cách làm bánh tro hấp dẫn bạn có thể tham khảo thêm vài cách làm bánh tro mà chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn dưới đây:

Cách làm bánh tro thơm ngon tại nhà

Gạo nếp loại thơm ngon, mẩy hạt (không được lẫn gạo tẻ). Ngâm vào nước tro một ngày một đêm (hoặc 3 ngày 3 đêm) lấy ra vo lại nước lã rồi để thật ráo nước mới được gói.
Nguyên liệu để tạo tro:
Phổ biến nhất là cây vừng (mè).
Vừng phối hợp với cây khác; phổ biến là vừng với rau dền gai, chùm gửi (trên cây lành như dâu, bưởi...).
Ngoài 3 thứ trên còn có nhiều công thức khác, như vỏ quả bưởi, cám nếp, cọng lúa (rạ).

Lá niệt, cành lá cây thị, quả dầu sở.
Cây vừng, dền, vỏ quả xoan, vỏ cây dâu, dọc chuối...

f:id:tranngochai:20180225182027j:plain

Cách làm bánh tro

Lá gói bánh tro: Lá sậy, lá cây cơm nếp, lá dong non, lá tre to bản.
Để thử độ vôi dùng măng làm chỉ thị màu. Nếu nhúng măng vào nước tro mà vàng là được, nếu trắng thì thêm vôi, nếu vàng đậm quá thì thêm nước cho loãng bớt vôi. Nhiều vôi bánh sẽ có mùi vôi nồng, mất ngon thơm.
Cách gói và nấu bánh tro (trong Nữ công thắng lãm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác). Lấy cành lá cây rạ khoảng 5 phần, cây vừng khô 4 phần, lá tầm gửi 2 phần, vỏ quả xoan đâu (cây xoan trắng) 2 phần, vỏ quả bưởi 1 phần, lá thơm 2 phần. Các thứ ấy đốt ra lấy tro đem rây mịn. Đong một bát cho vào một bát nước ngâm. xem tiếp....

 

Nếu cách làm trên đây bạn vẫn chưa hiểu thì bạn có thể xem thêm video dưới đây và hãy theo dõi chúng tôi để được cập nhật những thông tin mới nhất nhé.